Lưu ý khi thi công trần thạch cao

Không chỉ đơn giản là không gian làm việc. Văn phòng còn là nơi sinh hoạt chung của Công ty. Công cụ góp phần vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Được thể hiện qua việc lựa chọn thiết kế và vật liệu phù hợp nhu cầu, ngân sách và gu thẩm mỹ. Trong số trần nhựa, trần nhôm, trần gỗ, trần và vách thạch cao. Trần thạch cao quan trọng không kém trong việc góp phần mang lại một không gian sống xanh, tiện nghi và bền vững. Qua bài viết, CDC – VIỆT NAM sẽ chia sẻ những tiêu chuẩn thi công trần thạch cao và những lưu ý trước khi thi công trần thạch cao để đảm bảo cho trần nhà bền đẹp – giúp NÂNG TẦM CHẤT LƯỢNG KHÔNG GIAN SỐNG.

Xem thêm các dự án về thi công văn phòng CDC đã thi công và thực hiện

Phân loại trần thạch cao

Trước khi tiến hành thi công thạch cao, bạn cần tìm hiểu trần thạch cao. Chúng được chia làm 2 loại chính là trần thạch cao khung nổi hay còn gọi là trần thả và trần thạch cao chìm.

Lưu ý khi thi công trần thạch cao
Trần thạch cao

Trần thạch cao nổi

Hay còn gọi là trần thạch cao thả – hệ trần để lộ một phần hệ thống khung xương. Bề mặt được chia ô vuông 600x600mm hoặc ô chữ nhật 600x1200mm bởi các thanh khung xương. Trần thạch cao nổi được cấu tạo từ khung xương nổi và tấm trang trí trên nền tấm thạch cao. Ngoài la phông nhựa, hệ trần thạch cao nổi phù hợp với nhu cầu đơn giản. Nhưng không kém phần tiện ích và trang nhã. Thi công thạch cao còn có ưu thế dễ lắp đặt. Tải trọng nhẹ, linh hoạt trong việc bảo trì sửa chữa hệ thống điện, báo cháy sẽ là điểm cộng để trần nổi có thể được lựa chọn bởi gia chủ.

Trần thạch cao chìm

Hay còn gọi là trần phẳng, trần giật cấp là hệ trần thạch cao có hệ thống khung xương được che kín. Cấu tạo từ khung xương trần chìm và tấm thạch cao. Với ưu điểm linh hoạt, dễ tạo hình khi thi công trần thạch cao. Hệ trần thạch cao chìm luôn đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cầu kỳ nhất của gia chủ. Dù đó là phong cách cổ điển, hiện đại hay sang trọng. Vừa đủ để nhấn nhá phong cách riêng gia chủ muốn đạt đến.

Ngoài những ưu điểm với kiểu dáng, mẫu mã, tùy vào cấu tạo hệ thống. Mà trần thạch cao còn mang đến những tính năng vượt trội hơn các chất liệu la phông trần nhà khác như chống ẩm, tiêu âm, chống cháy, cách âm,…. Mang đến những không gian đa tiện nghi cho gia chủ. Vì vậy, các bước thi công trần thạch cao cần được thực hiện theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Để đảm bảo công trình được thi công chuẩn xác, thẩm mỹ & đảm bảo các tính năng hệ thống tại công trình.

Lưu ý khi thi công trần thạch cao
Thi công thạch cao

Các lưu ý quan trọng khi Thi Công Trần Thạch Cao

Công việc thi công trần thạch cao chỉ được bắt đầu sau khi đã thi công thạch cao hoàn thiện phần cửa và cửa sổ. Những vị trí mở phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không chịu tác động trực tiếp thời tiết.

Trước khi thi công trần thạch cao, các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện. Cần được che phủ, sắp xếp và kê đỡ thích hợp, không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Cần tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của các hệ thống M&E hoặc khảo sát hiện trường (nếu công trường cải tạo). Sau đó, lập bản vẽ thi công trần thạch cao. Sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống M&E. Nhằm đảm bảo yêu cầu về tính năng chịu lực, chống cháy và tính thẩm mỹ của trần.

Trong trường hợp có tường thạch cao, hệ thống trần sẽ được thi công sau khi thi công thạch cao hệ thống tường đã xong.

Hệ thống trần nhà thạch cao có thể chịu được các mức độ tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần.

Các bước Thi Công Trần Thạch Cao

Bước 1: Xác định cao độ trần

Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser. Đánh dấu vị trí và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường. Thông thường, ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần.

Lưu ý khi thi công trần thạch cao
Các bước thi công trần thạch cao

Bước 2: Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định

Bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 3mm

Bước 3: Xác định điểm treo ty

Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000 mm.

Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm

Với dàn bê tông, sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn.

Liên kết bằng tacke đạn phi 8mm hoặc 10mm

Tiren phi 8mm hoặc phi 10mm. Cắt tiren theo chiều dài phù hợp với cao độ trần. Lắp tiren vài tacke đạn rồi dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.

Bước 4: Bố trí khung trần

Bố trí khung trần của thanh chính phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải theo đúng quy cách trong bản vẽ cấu tạo hệ trần chìm.

Tùy thuộc vào bề mặt của trần và dòng khung sử dụng. Mà khẩu độ xương chính được lắp đặt khác nhau với khoảng cách từ 800-1200mm cho phù hợp. Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm. Kiểm tra xem các thanh xương chính có vướng mắc, hay gây ảnh hưởng đến bộ phận khác hay không để còn có biện pháp xử lý.

Bước 5: Lắp đặt thanh chính

Canh khoảng cách tối đa giữa các thanh chính sao cho phù hợp tùy theo từng loại thanh. Thanh chính được treo vào các ty treo đã được cố định theo đúng khoảng cách quy định.

Liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính.

Thanh chính và thanh phụ cần phải đóng cố định vào vách.

Lưu ý khi thi công trần thạch cao
Thi công hoàn thiện trần

Bước 6: Cân chỉnh khung trần

Cần phải cân chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng.

Kiểm tra lại cao độ trần bằng ống Nivo hoặc máy laser chính xác theo đúng cao độ trần trong thiết kế đã được duyệt

Bước 7: Lắp đặt tấm lên khung

Đặt tấm, chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ. Liên kết tấm vào khung bằng vít và xiết cho đầu vít chìm vào mặt trong bề mặt tấm. Khoảng cách giữa các tấm không quá 200 mm đối với cạnh tấm và không quá 300 mm đối với bên trong tấm. Đánh dấu mực trên tấm để khi gắn vít được thẳng hàng.

Sau khi hoàn thành việc lắp tấm chúng ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, chuẩn bị nghiệm thu và bàn giao.

Xem thêm:

 

 

CDC TỰ HÀO LÀ ĐƠN VỊ THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG VĂN PHÒNG UY TÍN CHẤT LƯỢNG CAO
Chat với CDC
08.88.55.89.89